Cây Hương Đào hay gọi là cây đào kim nhưỡng hoặc là cây sim, có nguồn gốc ở Địa Trung Hải được trồng để lấy dầu… Nhiều người trồng cây nguyệt quế với mong muốn là cây sẽ mang lại thành công trên con đường công danh, sự nghiệp, mang lại tiền tài cho gia chủ.
Bên cạnh đó, cây còn có khả năng xua đuổi tà khí, ma quỷ và những điều xui xẻo trong cuộc sống, mang đến may mắn cho gia đình.
Cây nguyệt quế: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà
Cây Hương Đào là bụi cây thường xanh. Cây có thể cao 5m, lá màu xanh đen 3-5cm, có chứa tinh dầu rất thơm. Hoa hình sao có 5 cánh dài và có màu trắng, hoa thụ phấn nhờ côn trùng, quả có màu đen, hạt được phân tán bởi một số loài chim ăn quả.
Đặc điểm cây hương đào
Cây hương đào (tên khoa học: Myrtus Communis) còn có tên gọi khác là đào kim nhưỡng, cây sim, thuộc họ đào kim nương hay họ sim (Myrcaeae). Cây có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, được trồng chủ yếu để lấy dầu và được trồng làm cảnh ở nước ta những năm gần đây.
Cây hương đào là cây bụi lâu năm, có thể sinh trưởng và phát triển cao tới 5m. Cây có lá màu xanh đen dài 3-5cm, có chứa tinh dầu. Cây có hoa màu trắng và thường ra hoa nhiều vào cuối mùa hè. Quả cây mọng màu tím đen.
Ứng dụng cây hương đào
Công dụng ngâm rượu
Ở các đảo Corsica và đảo Sardinia, cây hương đào thường được sử dụng để ngâm rượu, loại rượu này có mùi rất thơm được gọi là Mirto. Rượu Mirto được xem như là thức uống đặc sản ở vùng Sardinia. Loại rượu này có hai loại : một loại là Mirto Rosso ( màu đỏ) được ngâm từ những quả có màu tím đen, một loại nữa là Mirto Bianco (màu trắng) được ngâm từ những quả hương đào có màu vàng.
Công dụng trang trí
Trước đây chỉ trồng những cây lớn để làm cây cảnh trồng nhiều ở sân vườn nhà, văn phòng, ở công viên hay trồng làm hàng rào. Ngày nay cây hương đào được khai thác triệt để hơn thành những chậu cây nhỏ xinh để đặt bàn.
Cây có khả năng diệt nấm mốc và hút ẩm trong nhà, đồng thời cung cấp oxy, nên không phải lo lắng khi đặt cây trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vào những ngày giao mùa, hay những ngày mưa ẩm ướt, cây hương đào luôn là lựa chọn hợp lý khi muốn mua một cây cảnh cho nhà mình để thay đổi không khí mới, xóa đi cái u ám của mưa.
Công dụng chữa bệnh
Trong y học, cây hương đào có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng cao. Gia chủ sử dụng lá cây hương đào tươi, rửa sạch, sắc lấy nước để rửa có tác dụng chữa các bệnh ngoài da rất hiệu quả.
Chế tạo hương thơm
Tinh dầu được chiết xuất từ lá hương đào có tác dụng diệt muỗi, trị các vết cắn của côn trùng, mùi thơm dễ chịu giúp căn phòng luôn thoáng mát.
Tác dụng cây Hương Đào
Cây Hương Đào biểu tượng cho sự vui vẻ, với tinh dầu thơm mang đến cho ta cảm thấy tràn đầy năng lượng, sảng khoái. Ngoài ra cây Hương Đào là loài cây thanh lọc không khí tạo ra môi trường quanh nhà bạn xanh sạch đẹp. Đặc biệt với mùi hương từ tinh dầu từ lá và hoa có thể xua đuổi côn trùng và diệt vi khuẩn.
Ngoài ra quả Hương Đào dùng để ngâm rượu. Cây Hương Đào có tính hăng, bổ, khử trùng. Thuốc sắc lá dùng để trị bệnh ngoài da. Cây dùng làm thuốc khá tốt cho sức khỏe.
Cách trồng và chăm sóc
Đất trồng
Cũng giống như các loài cây khác, cây Hương Đào thích hợp với các loại đất giàu chất dinh dưỡng, thoát nươc tốt, độ ẩm cao. Trong quá trình trộn đất ta tiến hành trộn thêm phân hữu cơ để đảm bảo cho cây đủ chất dinh dưỡng.
Nước tưới
Chỉ nên tưới đủ cho cây, khoảng 1 tuần tưới 2 lần. Hoặc đợi khi mặt đất khô, khi đó ta mới tưới nước cho cây. Không nên tưới quá nhiều nước dễ ngập úng dẫn đến cây bị thối rễ. Còn niếu cấy bị thiếu nước thì cây sẽ bị héo lá dẫn đến cây suy yếu và chết. Khi tưới nên dùng bình xịt để làm mát và giữ ẩm cho cây.
Ánh sáng
Nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng cường độ 50-60%. Vị ttrí đặt cây thích hợp nhất là ban công, cửa sổ…
Ngày nay cây Hương Đào được trồng phổ biến, với vẻ đẹp và mùi thơm của hoa, nên đã chinh phục thị giác và khứu giác của mọi người nên được rất nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh vừa làm thanh lọc không khí tốt nhất cho không gian ngôi nhà của bạn.
Cây Nguyệt Quế trong phong thủy có đặc điểm gì?
Có tên khoa học là Murraya paniculata thuộc chi Murraya, cây Nguyệt Quế có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới. Ở Việt Nam, nó xuất hiện tại ven sông, suối, trong các khu rừng,… Có 3 loại phổ biến là: Cây Nguyệt Quế lá nhỏ, lá lớn, lá nhỏ thân xoăn. Trong đó, có giá trị cao nhất là cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoăn bởi tính thẩm mỹ cao hơn.
Là loài cây thân gỗ cao từ 2 – 6m, cây Nguyệt quế khi còn non có thân màu xanh, đến khi già chuyển sang nâu xám nhẵn bóng. Nếu không nhìn vào lá cây, người ta sẽ nghĩ đó là thân cây Bưởi.
Cây Nguyệt Quế có lá non dài, nhọn, bóng, có hình bầu dục hẹp và mọc xen kẽ nhau theo thân cây. Hoa cây Nguyệt Quế có nét tương đồng với hoa cam, quýt, bưởi,… Vì nó cũng thuộc họ Cam. Mỗi bông hoa Nguyệt Quế đều có 5 cánh màu trắng phía trên 5 đài màu xanh. Phía bên trong là 10 nhị hoa, 1 bầu nhụy hình cầu trên đỉnh. Hoa mọc ra từ nách lá và mọc thành cụm khoảng 8 bông tỏa hương thơm ngào ngạt.
Hoa Nguyệt Quế chủ yếu nở sau những trận mưa lớn cuối đông hoặc đầu xuân. Hoa có khả năng kết quả hình quả Trứng. Quả mọng nước, thịt quả nạc và có màu đỏ, cam khi chín.
Ý nghĩa cây Nguyệt Quế trong phong thủy
Giúp xua đuổi tà khí
Theo phong thủy, cây nguyệt quế có khả năng diệt trừ tà ma, xua đuổi tà khí, bảo vệ gia đình khỏi những điều xui xẻo. Trồng trước cửa nhà còn có thể giúp gia đình gặp được nhiều may mắn.
Hơn nữa, hương thơm từ hoa cây nguyệt quế còn rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là vào ban đêm, hương thơm ấy mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn. Lá của cây Nguyệt Quế được sử dụng làm thuốc chống oxy hóa, chữa bệnh Viêm Nhiễm và là một loại hương vị thơm ngon,…
Cây Nguyệt Quế trong phong thủy là biểu tượng của chiến thắng
Từ thời Hy Lạp cổ đại người ta đã sử dụng thân và hoa Nguyệt Quế để tạo thành vòng Nguyệt Quế trao tặng cho người chiến thắng. Đó là ở những cuộc thi đấu Pthia hay Olympia của người cổ đại. Còn ngày nay, trong chương trình Đường Lên Đỉnh OLympia, những người chiến thắng luôn được trao tặng một chiếc vòng Nguyệt Quế Vinh Quang.
Rõ ràng với hương thơm quyến rũ cùng vẻ đẹp đơn sơ của mình, cây Nguyệt Quế đã trở thành biểu tượng của vinh quang và chiến thắng. Cây Nguyệt Quế trong phong thủy được ưa chuộng trong nội thất cũng vì mong muốn có nhiều thành công, gặp nhiều may mắn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế
Trong thời buổi hiện đại, bạn hoàn toàn có thể tìm đến những cửa hàng hoặc những trang web bán cây online để tìm mua những cây có sẵn. Tuy nhiên, nếu bạn thích tự mình trồng 1 chậu cây để trang trí nội thất thì có thể tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trong phong thủy dưới đây:
Cách trồng cây Hoa Nguyệt Quế
Có 4 phương pháp để nhân giống cây Nguyệt Quế là: Chiết cành, ghép mắt, giâm cành và gieo hạt. Mỗi phương pháp lại có một đặc điểm riêng và bạn cần lưu ý:
Ghép mắt: bạn cần lựa chọn các cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Chiết cành: Nên lựa chọn cành cây có độ tuổi vừa phải, không được quá già cũng như quá non. Cành cây có độ lớn vừa phải và khỏe mạnh.
Ngoài ra, cần phải đảm bảo đất trồng là đất pha thịt, màu mỡ, thông thoáng và có độ pH từ 5 – 7. Nơi trồng cây (nếu trồng trong vườn nhà) cần có đầy đủ ánh sáng. Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên.
Cách chăm sóc
Trong quá trình chăm sóc cây Nguyệt Quế cần hết sức lưu ý một vài điểm sau đây:
Đất: Trong quá trình cây phát triển phải duy trì độ pH của đất từ 5 – 7.
Nước: Cây nguyệt quế trong tự nhiên thường mọc tại ven sông, suối, trong rừng rậm,… Vì cây có nhu cầu nước rất cao. Bởi vậy, ngay từ khi mới trồng cần tưới nước thường xuyên, không để đất khô.
Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng và rất thích ánh sáng trực tiếp. Nếu bạn trồng cây trong chậu để trong nhà thì bạn có thể cho cây ra phơi nắng vào buổi sáng hoặc chiều tối như cây mẫu tử.
Phân bón: Cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng để có thể khỏe, đẹp. Bạn nên bón định kỳ 1 – 2 tháng 1 lần cho cây phát triển khỏe mạnh.
Cắt tỉa: Cây phát triển rất nhanh, bởi vậy để giữ được vẻ đẹp của nó nên cắt tỉa thường xuyên. Với mùa nắng nên là 2 tháng/lần, mùa mưa là 1 tháng/lần.
Thay chậu: Để cây phát triển tốt, đâm chồi nảy lộc đúng thời vụ nên thay chậu vào đầu mùa xuân hoặc trước mùa mưa. Cứ 3 – 4 tháng thì thay chậu 1 lần bằng cách loại bỏ 1/3 lớp đất cũ trên bề mặt.
Vai trò của đất trồng đối với cây cảnh
Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
Đất trồng gồm có 3 thành phần:
Phần khí: cung cấp oxi cho cây, làm đất tơi xốp, giúp rễ hấp thụ oxi.
Phần rắn: cung cấp cho cây chất vô cơ và chất hữu cơ.
Phẩn lỏng: Cung cấp nước cho cây, giúp cây phát triển.
Đất tốt là đất có tỷ lệ : 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí.
Đặc điểm chung của cây cảnh
Các loại cây cảnh về cơ bản đều có những đặc điểm chung, nếu nắm được các đặc điểm này, người trồng cây sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cây, giúp cây phát triển tốt.
Cây cảnh không chỉ có khả năng sinh sản hữu tính mà còn có khả năng sinh sản vô tính.
Cây cảnh luôn sinh trưởng và phát triển.
Cây cảnh có tính cảm ứng và phản ứng với mọi kích thích và các biến đổi trong môi trường mà chúng sống.
Mọi loại cây cảnh đều có quá trình trao đổi chất với môi trường xung quanh.
Mỗi cây cảnh đều có cấu tạo, hình dạng, kiểu dáng mang tính đặc trưng cho mỗi loài hay giống của mình.
Các loại đất trồng cây cảnh cần có những yếu tố gì?
Mức giữ nước: các loại đất trồng cây cảnh cần có có khả năng giữ và nhả ra lượng nước đủ để vùng rễ của cây giữ được độ ẩm giữa các lần tới cây trong ngày.
Mức thoát nước: Nước tưới dư cần được thoát khỏi đất trồng ngay lập tức. Đất trồng thoát nước yếu làm cho: mức giữ nước cao, thiếu thoáng khí, dẫn đến việc đọng nhiều muối kim loại, cây dễ bị úng, héo.
Mức thông thoáng: Độ lớn của các hạt vật liệu dùng trong đất trồng bonsai cần đủ to để có những khe hở li ti (giữa những hạt đất), khe hở đó cũng chính là khoảng không cho rễ thở. Rễ mạnh khỏe là khi chúng có đủ dưỡng khí (Oxygen).
Đặc điểm của đất tốt để trồng hoa cây cảnh
Bộ rễ cây khỏe mạnh luôn nhờ các thành tố có tính kỹ thuật tương tác lẫn nhau trong đất trồng:
Chất thô: Đất thịt, cát, sét,…
Chất làm thoáng, xốp: Hạt thô, chất mùn, phân bón hữu cơ,…
Chất dinh dưỡng nên có trong các loại đất trồng cây cảnh bao gồm các thành phần đa lượng N,P,K hợp lý cũng như độ phì nhiêu được gia tăng bởi lượng chất xơ,mùn, các hàm lượng trung, vi lượng phong phú như Cu, Zn, Cr, Mg, Fe, bo… Đặc biệt nếu đất trồng được sử dụng là đất thịt đã từng được canh tác thì nhiều loại Hooc môn sinh trưởng tự nhiên, phong phú vi sinh vật hữu ích hoạt động sẽ giúp cây tươi tốt sinh trưởng vượt bậc.
Lưu ý: Nhiều người lầm tưởng đất phù sa rất tốt cho trồng cây nhưng không phải vậy bởi các nguyên nhân sau:
Đây là loại đất mới, pha cát nhiều, hạt đất (phần tử đất) quá mịn làm cho rễ cây bị ngạt, chậm phát triển.
Khi khô đất, tưới vào: Nước lâu thấm xuống sâu.
Khi ướt: Nước rất lâu se làm thoáng đất trồng, bộ rễ bị ngạt, ngoài ra do lượng cát nhiều nên đất trồng rất nhanh bị nóng, nghèo chất mùn các vi sinh vật khó phát triển làm phì nhiêu cho đất.
Các loại đất trồng cây cảnh phổ biến hiện nay
Đất trồng cây cảnh hữu cơ
Đất hữu cơ nằm trong các loại đất trồng cây cảnh là đất hỗn hợp của nhiều thứ như lá khô, vỏ cây, đá nhỏ, than bùn,… để tạo thành đất trồng cây cảnh. Thích hợp sử dụng khi mới trồng cây.
Đất hữu cơ thời gian đầu rất tốt cho cây nhưng về lâu dài lại không phải là sự lựa chọn hàng đầu vì:
Nếu là lá cây khô, trong giai đoạn đầu khi tưới, lá còn bóng sẽ dẫn tới tình trạng nước trôi đi không giữ được nước. Về sau, khi lá mủn ra thì việc thoát nước lại khó khăn.
Than bùn có tính giữ nước rất tốt nên khi thời tiết không nắng thì rất dễ rơi vào tình trạng mất nước. Còn khi thời tiết mưa dài ngày, than bùn sẽ rơi vào cảnh thừa nước, không tốt cho cây.
Với vỏ cây: Vỏ cây cũng là chất liệu giữ nước khá tốt cũng dễ dàng thoát nước. Đây có thể là chất liệu hữu cơ tốt nhất. Vỏ cây cũng sẽ mục và thối rữa nhưng quá trình mục và thối rữa rất lâu nên ta có thể yên tâm với nó.
Đất trồng cây cảnh vô cơ
Đất vô cơ: Hỗn hợp đất trồng được gọi là vô cơ khi có tỉ lệ hữu cơ rất nhỏ hoặc không có. Vô cơ là những thứ như: đá nham thạch, đất sét nung, xỉ than,… Những thứ đá vô cơ này thường được bán tại các vườn ươm cây hay nơi bán dụng cụ, vật liệu bonsai. Có thể sử dụng lâu dài cho cây.
Điểm mạnh của đất vô cơ là có cấu trúc dạng hạt một thời gian dài, chứ không rã thành bột, bùn.
Đất sét nung: Đất sét nung sau 1 – 2 năm trồng cây cũng có thể bị mềm và nhũn ra. Nên sau 1 – 2 năm bạn nên tiến hành cải tạo đất.
Sử dụng đất sét nung cứng: Dùng 100% đất sét nung cứng + thêm ít đá sạn để tăng mức thoát nước (hoặc trộn thêm khoảng 10-20% vỏ cây mục) để đất trồng có thể tăng mức giữ ẩm (trong khi vẫn duy trì được khả năng thoát nước cao của đất trồng).
Đất trồng hỗn hợp sạch
Trong các loại đất trồng cây cảnh, đây là loại đất trồng cây cảnh được nhiều người sử dụng nhất bởi có nhiều ưu điểm: bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây cảnh, tăng cường khả năng hấp thụ và trao đổi chất cho cây.
Loại đất này đã qua xử lý sạch các mầm bệnh, rất an toàn cho người sử dụng và cây trồng. Đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh.
Cách tự làm đất trồng cây cảnh đơn giản
Bên cạnh các loại đất trồng cây cảnh đã giới thiệu ở trên, chúng tôi cũng cung cấp thêm cho các bạn cách tự làm đất trồng đơn giản sau:
Các bạn cần chuẩn bị
Chậu cây
Đất Màu
Xơ dừa
Trấu
Tro.
Cách thực hiện
Đất trồng cây: Tỷ lệ 1:1, đất vừa đủ với chậu cây.
Xơ dừa: Tỷ lệ 1/6. Xơ dừa có tác dụng giữ ẩm, nhiều vitamin giúp rễ cây mau chóng bén rễ non.
Trấu: Tỷ lệ 1/6.
Tro: Tỷ lệ 1/6.
Sau khi đã có tỷ lệ đất màu, xơ dừa, tro, trấu, bạn dùng xẻng trộn lẫn các nguyên liệu với nhau. Khi hỗn hợp đất đã được trộn đều thì có thể mang đi trồng cây.
Lưu ý
Khi trồng cây trong chậu bạn nên lót một miếng sành hay viên ngói nhỏ để lên lỗ thoát nước, thường xuyên cắt bỏ lá úa, lá vàng.
Khi trồng cây trong chậu ta bóc bỏ vỏ bầu, đặt cây giữa chậu ta cho đất vào chậu cây rồi dùng tay nén đều.
Cách bón phân cho cây cảnh đúng liều lượng, đúng thời kỳ
Tất cả các loại cây cảnh đều cần dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng hấp thụ cũng tùy vào từng thời điểm nên có sự khác nhau. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm không những phát huy được hiệu quả của phân bón mà cây cảnh cũng phát triển tốt.
Bón đúng chủng loại, đúng tỷ lệ
Như đã cung cấp ở trên, có rất nhiều loại phân bón. Mỗi loại phân đều có những đặc điểm và tác dụng riêng của nó.
Thường loại phân bón tốt nhất cho cây đó là phân hữu cơ,ở các nhà vườn các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng. Đây là loại phân tốt nhất cho cây trồng vì có chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây cảnh.
Nếu sử dụng phân vô cơ để bón cho cây cảnh cần chú ý liều lượng.
Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà bạn nên chọn tỉ lệ các thành phần thích hợp cho cây cảnh của mình. Điều này sẽ giúp bạn chọn được tỷ lệ phân bón phù hợp với nhu cầu của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng phân NPK 20 20 20 (tức Nitơ = 20, Phốt pho = 20, Kali = 20) sẽ giúp cây phát triển đều ở cành lá, rễ và hoa.
Cây cảnh trồng ra hoa cần chú ý lượng khoáng. Để cây phát triển khỏe mạnh bạn cũng nên chú ý đến bổ sung bón phân lá.
Đối với cây kiểng (chỉ có cành lá) chỉ nên bón lượng vừa đủ. Không nên bón nhiều như cây cảnh trồng ra hoa, như vậy cây sẽ mất dáng.
Thời điểm bón phân
Mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, 1-2 tuần bón 1 lần.
Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, 2-3 tuần bón 1 lần.
Sang mùa đông thì không cần bón phân.
Nên bón phân vào lúc chiều tối. Trước khi tưới nước phân hoặc bón bạn nên xới qua đất quanh gốc cây, làm vậy sẽ giúp cho chất dinh dưỡng thấm sâu vào rễ.
Cảm ơn đã xem bài viết!